Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

HỘI KÍN (Phần I)

“Cực kì may mắn, chuyến công tác Italia lần này của tôi gặp những khoảng khắc ngàn năm có một, như có mặt đúng vào thời điểm tân Giáo hoàng ra mắt, thưởng thức giọng ca của danh ca mù Andrea Bocelli lừng danh thế giới và đặc biệt, tôi được một người bạn Italia mời tham dự buổi tiệc của một Câu lạc bộ hay đúng hơn là một trong những HỘI KÍN bí ẩn nhất trên thế giới, đối với một phóng viên đó thực sự là những trải nghiệm thực tế vô giá” 



10h đêm, Viali một GS Đại học vùng Toscana gõ cửa phòng khách sạn, bắt tôi ăn mặc lịch sự và kéo xuống xe. Chiếc BMW serie 7 nhanh chóng lướt trên đường phố Italy vắng vẻ và lạnh lẽo. Ra đến ngoại ô, Viali mới cho tôi biết, chúng tôi sẽ tham dự buổi tiệc gặp gỡ thường kì của một trong những câu lạc bộ bí ẩn và lâu đời nhất Italy. Câu lạc bộ dành riêng cho những dòng họ quý tộc trong vùng. Thành viên câu lạc bộ là những chính khách, thương gia, giáo sư đại học … thậm chí có cả những người thất nghiệp, nhưng điểm chung của họ là người mang dòng máu của những dòng họ quý tộc có truyền thống lâu đời và đã được công nhận. Nếu không mang dòng dõi quý tộc thì dù là tỉ phú hay Thống đốc vùng cũng không được gia nhập, đó là một nguyên tắc bất di bất dịch, cực kì khắt khe và đã tồn tại suốt lịch sử hàng trăm năm của CLB. Viali tiết lộ, thành viên của câu lạc bộ này có khả năng thay đổi các chính sách và chi phối hầu hết công việc kinh doanh trong khu vực…  

Cánh cổng sắt của tòa lâu đài cổ bằng đá xanh được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII tự động mở khi xe của chúng tôi đến nơi. Trong sân, hàng chục chiếc xe siêu sang xếp ngay ngắn bên cạnh bãi đất trống có ba chiếc trực thăng đang đỗ. Bước qua 2 vệ sĩ to cao mặc đồ hiệp sỹ, chúng tôi được một cô gái ăn mặc lịch sự đón và đưa vào bàn đăng kí, Viali được đính một kí hiệu riêng của CLB lên ve áo, còn tôi được cô gái gắn tấm card nhỏ mang dòng chữ “khách mời”…




Một cô gái khác đưa chúng tôi đi qua dãy hành lang sâu hun hút của tòa lâu đài đến một cánh cửa gỗ lớn. Đẩy cửa vào, tôi choáng ngợp bởi ánh sáng của những chiếc đèn chùm khổng lồ hắt lên trần nhà dát vàng xuống những bức tranh tường tuyệt đẹp. Dọc tường của căn phòng được trưng bày hàng loạt các kiệt tác về điêu khắc và tượng của các nhà điêu khắc nổi tiếng như Michelangelo, Leone Leoni, St. Barthlomew… Bên dưới, hàng trăm người cả nam lẫn nữ ăn vận cực kì lịch thiệp đang đứng ngồi thì thầm nói chuyện, trên sân khấu nhỏ của căn phòng có một dàn nhạc đang chơi những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng của Antonio Vivaldi, Gaetano Braga và Gioachino Rossini….




(Còn tiếp)
(chuyện thật như bịa nhá)
SH. 8.4.2013
 

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

LỔ CHO LÓ XANG


Biết cái gọi là "Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp" đang lấy í kiến nhân dân để sửa đổi hiến pháp 1992. Do được giáo dục sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (chứ không phải sống và làm việc tại tư bản giãy chết) Em liền ra hiệu sách cũ mua bằng được quyển Hiến pháp 147 điều, 12 Chương về đọc, với mong muốn tìm hiểu để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.

Đọc mấy trang đầu đến đoạn: Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân..." em sung sướng quá gập luôn sách lại. Là một nhân dân ngoan hiền, em thấy thế là nhất mẹ quả đất rồi, sao phải sửa đổi làm gì nữa.

Sốt ruột. Tết nhất đến nơi rồi.


SH.3.2.2013

NỔ PHÁT MÁT ĐÍT







Đặng Lê Nguyên Vũ "chân bước một bước, hai tay thả hai trái lựu đạn" nổ choang choác về việc đưa sản phẩm Trung Nguyên ra thế giới đã khiến vô số người bật cười, cho rằng đầu óc của doanh nhân này có vấn đề, bởi theo quan niệm cũ muốn thắng được bên ngoài trước hết anh phải thắng bên trong trước đã. Tuy nhiên, nhìn kĩ đồng thời tự vĩ cuồng để đặt vào vị trí của Vũ mới thấy những bước đi của ông chủ hãng Trung Nguyên không hẳn là không có cơ sở.

Xét về nguyên liệu, Trung nguyên thực sự có thế mạnh khi nằm tại vùng nguyên liệu lớn nhất nhì thế giới. Tham vọng và nguồn tài chính tích luỹ khi thành công tại thị trường nội địa đủ để ông chủ Trung Nguyên thuê những chiến lược gia maketing giỏi nhất thế giới. Xét về năng lực sản xuất thì hiện nay, các nhà máy đều có công suất thiết kế lớn, đó là sự chuẩn bị khá chu đáo cho chiến lược dài hạn của Trung Nguyên.

Vậy vấn đề gì khiến Đặng Lê Nguyên Vũ thời gian gần đây mới liên tục đăng đàn tự tin phát biểu về tham vọng bá chủ cà phê toàn cầu? Và cũng gần đây, Trung Nguyên mới bị người tiêu dùng trong nước phàn nàn về chất lượng cà phê.

Theo tôi, Trung nguyên đã tìm được điểm quan trọng nhất của vấn đề. Chất lượng của Trung Nguyên không kém đi, nó chỉ đang chuyển dần gu sử dụng mà thôi. Nói về gu sử dụng cà phê, người Việt hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới. Muốn thành công trên thị trường thế giới bắt buộc phải theo hai cách. Một, thay đổi gu của thế giới, điều này cực khó thực hiện. Hai, quên thị trường trong nước đi và chấp nhận hương vị theo xu hướng và thói quen uống cà phê của thế giới. Điều này có thể hình dung như một hãng thực phẩm của Ấn Độ mang Cà ri đi chinh phục thị trường TG vậy.

Với quỹ thời gian không nhiều, ông chủ Trung Nguyên đã chọn cách đi thông minh nhất của một nhà doanh nghiệp: lợi nhuận là quan trọng nhất. Sự lựa chọn giữa thị trường hàng tỉ USD với một thị trường nội địa vài chục triệu đô và những khách hàng luôn lèm bèm rõ ràng là lựa chọn đúng đắn, mặc dù nó đánh đổi bằng sự sụt giảm danh tiếng cá nhân Vũ và thị phần cà phê truyền thống.

Hơn chục năm trước đây, một Trung Nguyên bắt buộc phải rời bỏ nơi bắt đầu và thành công tại Sài Gòn đã nói lên điều đó. Bài học vô tình gặp phải tại thị trường Buôn Ma Thuột - Sài Gòn khi khởi nghiệp của Vũ được lặp lại lần hai với quy mô lớn hơn: TOÀN CẦU.

Hi vọng Trung Nguyên thành công, cuối cùng đối với một doanh nghiệp lợi nhuận và những đóng góp có í thức cho xã hội mới là điều đọng lại.

Còn với cá nhân Vũ. Mong sự kính trọng của xã hội ư? quên đi, đó là điều xa xỉ, luôn thay đổi và hầu như chỉ dành cho người già.

SH.1.2.2013

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

TÔI ĐI BUÔN. (Hay câu chuyện kiếm tiền dễ như đi đái.)



Nói thật, nhẽ mả nhà tôi không phát về đường thương nghiệp. Ông bà bô thời bao cấp làm cán bộ nhà nước, ngoài giờ cũng buôn thêm cái bánh rán, vài bao thuốc, dệt áo len bán nhưng chỉ được mấy bữa là dẹp tiệm. Tôi ra đời cũng làm nhì nhằng ba công việc về văn hóa, viết lách công văn đơn từ nhưng sống chủ yếu bằng buôn nước bọt. Đôi lần tập tành buôn bán hàng hoá và đều thất bại cả.

Chục năm nay, sống bám váy vợ, thỉnh thoảng Chichomex vài ba vụ kiếm chút hoa hồng nên đời sống cũng tạm ổn. Năm 2011, khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến, mặc dù gia đình căn bản, 3,4 người ăn lương chính phủ nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều. Lắm hôm con xin tiền đóng học không có, bữa cơm gia đình thì thường xuyên đạm bạc rau dưa, DKM, tự ái thằng đàn ông trong tôi trỗi dậy, tôi tự nhủ không thể để thế này được. Đời nó khốn nạn, giàu thì bị ghét, nghèo thì bị khinh. Ghét thì chịu tốt, chứ khinh thì nhất định đéo được.

Làm gì để có tiền đây? Câu hỏi ong ong trong đầu hàng đêm khiến lông tóc tôi bạc đi. Làm thuê thời khủng hoảng này ở đâu chả chết đói, chưa kể cái loại như tôi nói thì lừa, làm thì lười, ai nhận?

Đầu năm, vô tình trong một lần giao lưu, tôi gặp một ông chủ người Đức. Chuyện trò qua lại, chả có gì để mất, tôi nổ choang choác về khả năng tiếp cận và nắm bắt thị trường. Ngay lập tức một lời đề nghị được đưa ra: Mày làm đại lí độc quyền cho tao ở Việt Nam. Toát mồ hôi, từ chối thì mất mặt, nhận thì có biết gì đâu. Phát huy chục năm ăn tục nói phét buôn từ cầu Thăng Long cho đến phân lô bán nền phố Hùng Vương, tôi liều mạng nhận lời sau ít phút suy nghĩ.

Phi thương bất phú, các cụ nói rồi, tôi sợ đéo. Sản phẩm mà tôi độc quyền mang đặc thù rất lạ, thậm chí tôi chưa từng nghe nói và chưa xuất hiện tại Việt Nam.

Đó là:
(1) BĂNG VỆ SINH DÀNH CHO QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI BỊ HOÀNH QUYNH (ảnh)
(2) BĂNG VỆ SINH DẠNG CỐC (http://www.facebook.com/MelunaVietnam: www.meluna.vn) xuất xứ từ Cộng hòa LB Đức.

Hố hố, tởm nhỉ. Nhưng tầm này, nếu ra tiền tôi sẽ chẳng nề hà. Thề đéo nói phét.

Bài toán của tôi như sau: Đối tượng của sản phẩm (1) tôi hướng tới sẽ là cộng đồng các em CAVE đông đảo trên các bãi biển của cả nước.

Khảo sát và thực tế tại khu công nghiệp Đồ Sơn, tôi nhận thấy mỗi em CAVE hàng tháng phải nghỉ 4-5 ngày. Bình quân một em cao điểm tiếp 15 khách/ ngày, mỗi khách 300 nghìn. Chỉ vì hoành quynh mỗi tháng các em sẽ mất khoảng 70 khách tương đương với 20 triệu doanh thu. Trong khi đó nếu các em dùng sản phẩm của tôi với chi phí 400k/hộp, mỗi hộp dùng 10 lần, thì mỗi tháng các em sẽ kiếm thêm được không dưới 17 triệu.

Điểm đặc biệt của sản phẩm là đối tác sẽ hoàn toàn không biết các em đang bị giời hành. hehe. Thế mới hiểm.

Hiện nay, số lượng CAVE thường trực tại Đồ Sơn vào khoảng 500 em, mỗi em một tháng dùng 5-7 hộp, tôi sẽ tiêu thụ được khoảng 3000 hộp, mỗi hộp lãi ròng 100k. Tính nhanh mỗi tháng tôi sẽ kiếm được 300 triệu cho riêng bãi biển Đồ Sơn.

Với thu nhập khủng khiếp như thế, tôi sẽ chẳng ngại ngùng gì khi trực tiếp đi tiếp thị và bán hàng tại tất cả các bãi biển trên cả nước. Tôi sẽ trở thành Đại gia. Hehe, sau này tôi sẽ mua lại Ngân hàng như anh em nhà Đỗ Minh Phú, Đỗ Anh Tú chủ nhãn hiệu băng vệ sinh Diana.

Tôi sẽ coi khinh các cuộc khủng hoảng tài chính, tôi sẽ thành ngôi sao trên bầu trời kinh tế ảm đạm này, sẽ nhận vô số giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, và hơn nữa tôi sẽ chia tay nghề chichomex hèn mọn mặc dù nó đã đưa đường chỉ lối cho tôi gặp gỡ sản phẩm này.

Tôi đang phấn khích vô cùng.

Băng vệ sinh muôn năm.

Tôi đi buôn muôn năm.
Hu hu.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

THỂ THAO MUÔN NĂM


Những năm 1980s, ông cụ thấy tôi còi cọc nên đưa đi học võ với một võ sư danh tiếng, 12 năm rèn luyện cũng tạo cho tôi một sức khoẻ tương đối tốt. Rồi trong một lần tập luyện, thằng bạn hơn 60 kg ra một đòn bằng gót chân xoáy ngang thắt lưng đúng lúc tôi đang mơ màng đến cô hàng xóm. Thằng bé 45 kg chỉ kịp hực lên một tiếng rồi đổ gục như cây chuối bị đốn. Dù vô tình nhưng thằng bạn cứt đã khiến tôi phải chấm dứt tất cả các môn thể thao liên quan đến sức mạnh.

Tuổi trẻ chủ quan, sau một thời gian nằm gần như liệt, tôi bắt đầu hoạt động lại bình thường và lãng quên việc chữa trị cho dứt điểm. Thời gian sau này cuộc chiến kim tiền vật vã và ám ảnh kinh hoàng liệt giường cũng khiến tôi hờ hững với tất cả các môn thể thao khác.

Cách đây một tháng, sau cú vặn người sút tung con chuột đang đánh đu trên giàn hoa Giấy, tôi cảm thấy nghiêng ngả và một cú tiếp đất bằng đít đã đánh dấu sự trở lại của căn bệnh cũ. Đi chụp, kết quả Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Thầy thợ mấy nơi, nghiên cứu hàng trăm comment tại các diễn đàn về thoát vị. Tôi tự rút ra kết luận là muốn khỏi bệnh thì phải tập thể thao, và chỉ có thể chơi ở hai môn: Bơi lội và Xà đơn.

Ngay hôm sau, một bộ sịp xịn ở chợ sinh viên Cầu Giấy tức khắc được sắm về. Theo chỉ dẫn của một người bạn, tôi đến bể bơi nước nóng của một khách sạn khá nổi tiếng. Đứng trên bờ khởi động, mắt hướng về một nhóm nam nữ thanh lịch đang vui đùa dưới làn nước xanh ngắt. Tôi thấy một em đang cười nói, tự nhiên mặt đần ra rồi đứng yên như tượng. Em í làm gì nhỉ? Giời ạ, hoá ra em í đang đái. Kín đáo quan sát thêm, tôi thấy hàng chục trường hợp diễn ra như vậy chỉ sau mươi phút. Rất may toàn đi nhẹ chứ không có trường hợp nào đi nặng cả.

Rùng mình khi nghĩ vừa bơi vừa táp vào mồm thứ nước đó, tôi vội vã thay quần áo rồi phắn, giờ chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là xà đơn.

Về vườn, tôi nhảy ngay vào chiếc xà dành cho bọn trẻ.

Kéo phát thứ nhất cảm nhận xương sống đươc giãn ra thoải mái vô cùng, phát thứ 2 mồ hôi bắt đầu túa ra, gồng mình kéo phát thứ 3, xin lỗi các anh các chị chứ trong người tôi có bao nhiêu hơi thì xì ra hết ngần đó. Quyết liệt và không chấp nhận bỏ cuộc, tôi dồn tất cả sức lực còn lại kéo phát thứ 4, nhích từng cm trong sự cố gắng, đôi tay tê dại, lạnh buốt, mắt mờ đi, đầu óc quay cuồng ... rồi mọi nỗ lực cũng đạt thành quả, tôi đã đưa được đầu vượt qua mép xà cao nhất.

Buông người rơi tự do như một cục thịt, nằm dài bất động trên nền đất mà lòng tôi tràn ngập niềm sung sướng, thoải mái quá. Tôi đã vượt lên chính mình trong những thời điểm gian khó.

Tôi sẽ lại khoẻ như lực sĩ các chị em ạ
Kéo xà muôn năm.
Thể thao muôn năm.


SH.7.1.2013

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

DÌM HÀNG - HAY ĐƯỢC ĂN, ĐƯỢC NÓI, ĐƯỢC GÓI MANG VỀ.


Được mời đi ăn là chuyện thường ngày đối với mình. Nhưng đúng vào ngày Giáng sinh năm nay, mình nhận được lời mời đi ăn ở một quán tương đối sang trọng với một lí do rất đặc biệt.

Đến sớm, bước vào bàn đã được đặt sẵn theo tên người mời, liếc qua menu, giật mình khi thấy mỗi suất tính ra bằng 1/2 tháng lương công chức bình thường. Mình băn khoăn lắm và cũng có đôi chút e ngại bởi đối tượng mời, theo mình biết cũng không giàu có gì.

Ngồi chờ, mình tranh thủ đọc “Bên thắng cuộc”, đúng chương nói về cả nước ăn bo bo thay gạo thì đôi vợ chồng mời mình bước vào. Chưa ngồi, bà vợ đã cất cao giọng, hôm nay tao mời, cứ thoải mái, tiền không phải nghĩ.

Nói qua về đôi vợ chồng này, cả hai vợ chồng đều là những chuyên gia kinh tế được đào tạo bài bản tại Mỹ và hiện giữ vị trí chủ chốt ở tổ chức tài chính mà họ đang làm việc.

Vợ, một người phụ nữ thuần Việt, dịu dàng, bé nhỏ, gần 50 tuổi, những vấn đề xã hội và chính trị đối với thị chỉ là vớ vẩn, thậm chí thị chả quan tâm ai làm Thủ tướng lẫn Chủ tịch nước, chuyện thì nói câu sau là quên câu trước. Đôi khi mình cảm giác thị có vấn đề về thần kinh. Ấy, nhưng khi động đến tiền thì thị trở thành con người khác, tinh qoái kinh khủng, đừng ai nghĩ với tính hay quên mà qua mặt thị về tiền.

Chồng, 50 tuổi, cũng giống như vợ, lần nào gặp mình cũng hỏi ai đang là Tổng bí thư. Hắn là một người đàn ông căn cơ đến từng hào. Mình đã chứng kiến bố mẹ hắn than về việc 10 năm nay, năm nào hắn cũng chỉ mừng tuổi ông bà tờ 10.000 đỏ, không hơn, không kém. Không biết năm nay tờ 10 nghìn đỏ không lưu hành thì hắn lấy gì ra mừng tuổi?

Không rượu, không thuốc, không gái gú, thật thà như đếm. Sở thích của hắn chỉ là công việc và tennit, hắn mê tennit đến mức sẵn sàng bỏ buổi sinh nhật con gái nhỏ để đi đánh với bạn. Điểm đặc biệt nữa là xa lộ với cao tốc đối với hắn là không cần thiết bởi chẳng bao giờ hắn lái xe quá 50km/h, cũng vì thế hắn mất khá nhiều tiền phạt vì tội cản trở phương tiện lưu thông trên đường.

Năm 2007, năm cao điểm của Chứng khoán, cậy có tí hiểu biết, hai vợ chồng liên tục tham gia vào đấu giá những mã cổ phiếu nóng. Ban đầu thắng lớn, đôi khi qua một hai hôm đã lãi ra đến chục tỉ đồng. Hai vợ chồng liên tục xuống tay những mã khủng như PVI, VCB, TBC …. đến cạn kiệt tiền mặt. Say máu, hai vợ chồng tiếp tục REPO, vay mượn để đánh thêm.

Đêm dài lắm mộng, cuộc chơi đến lúc tàn, cổ phiếu xuống giá khủng khiếp kéo theo những khoản nợ phải gánh. Tỉnh ra thì đã muộn, lúc dừng chơi là lúc hai vợ chồng mang theo món nợ vài chục tỉ. Xe thì hết Lexus đến BMW bốc hơi, mấy căn chung cư, biệt thự ở Ciputra cũng bán dần, hai vợ chồng mâu thuẫn đến cực điểm, đến nhà thấy chị nói anh, anh nói chị không ai chịu ai. Cũng may có mấy đứa con kháu khỉnh, thông minh giữ mối liên kết chứ không bỏ nhau lâu rồi. Sang nhà mình chơi, mình phải dặn trước mọi người không ai được nói đến chữ cổ phiếu, bởi động đến là hai vợ chồng lại âu yếm vào mặt nhau. Khổ. Vợ mình chặt gà phải giấu, vứt cái cổ gà vào thùng rác chứ không dám bày ra đĩa. Hihi.

Cho đến ngày Giáng sinh năm nay, hai vợ chồng mời mình đi ăn với lí do đặc biệt - HẾT NỢ. Bà vợ bật mí "thu nhập hai vợ chồng tao trên dưới 100 tr/ tháng mà mấy năm qua tao chả lúc nào có quá 5 triệu trong túi". Hóa ra 6 năm qua, hai vợ chồng hắn nhịn ăn, nhịn mặc để trả nợ.

Tham thì thâm, cái thân làm tội cái đời, nhưng thôi, dù sao cũng chúc mừng đôi bạn già. Các cụ ngày xưa nói rồi, cuộc đời chẳng gì lo bằng TỘI và NỢ, làm gì thì làm cố gắng đừng mắc vào.

Chúc mừng đôi vợ chồng lần nữa và mình hứa là từ giờ sẽ ghé thăm hai vợ chồng thường xuyên hơn.

Há há.
Ghé thăm để làm gì? Để vay tiền chứ làm đéo gì nữa.

SH.25.12.2012

P/S: Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

TẬN THẾ HAY PHÉP THỬ NHÂN CÁCH?


Những ngày qua, trên khắp các mặt trận thông tin như các báo, diễn đàn, tranh cổ động, mạng xã hội FB, Twitter, vỉa hè, những gánh hoa quả trong các office ..... thông tin về ngày tận thế tràn ngập khắp nơi

Dù tin hay không tin thì mong ước trước ngày tận thế của đa số chỉ quanh quẩn trong chủ đề tình yêu nam nữ, tình dục, dăm ba thứ vật chất tầm thường.

Tìm mỏi mắt không thấy chủ đề nào nói phải tận dụng những ngày trước khi xảy ra tận thế chăm sóc cho cha mẹ để đền đáp công sinh thành, để sống tốt hơn với những người thân yêu nhất mà cuộc sống hàng ngày đôi khi ta lỡ lãng quên.

Cũng chẳng ai lo cho Tổ quốc, nơi ta chôn rau cắt rốn, nơi yên nghỉ của tổ tiên, nơi ông cha ta đã hét vang lên và đổ máu xương khi kẻ thù xâm phạm bờ cõi ...

Những ngôn từ to tát, những thứ được gọi là đạo lí, những chuẩn mực mà ta nghe rao giảng hàng ngày cuối cùng cũng chỉ là phù du. Tất cả đã được phơi bày khi bản năng con người trỗi dậy.

Ngày tận thế chưa đến và có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Đó chỉ là phép thử NHÂN CÁCH người sống của người xưa mà thôi.

SH.17.12.2012

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ



PHẦN I: NỀN KINH TẾ CỜ BẠC
SH. 15.12.2012.

Nhân dịp hội nghị tổng kết kinh tế toàn cầu tổ chức tại Sao Hỏa, phóng viên Vịt Today đã có cuộc phỏng vấn độc quyền Giáo sư Xitsolonmanhge về thực tại và triển vọng nền kinh tế Việt Nam. GS Xitsolonmanhge mang dòng máu Anh, Pháp, Ấn và H’mong. Ông là một nhà kinh tế học, toàn cầu học, ngôn ngữ học, toán học, amho học nổi tiếng hành tinh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Phóng viên (PV): Good moning Sir, How are you?

Giáo sư (GS): Good, very good. Thank you. DKM. Anh có thể trao đổi với tôi bằng tiếng Việt Nam.

PV: Ồ, tôi biết ngài là nhà ngôn ngữ học nhưng tôi rất bất ngờ khi ngài có thể nói trôi chảy tiếng Việt. Bản thân tôi đang rất lo lắng vì phỏng vấn ngài bằng tiếng Anh, vốn tiếng Anh của tôi chép chưa hết một chiếc lá mít. Vì thời gian của ngài là kim cương châu báu, tôi xin phép được phỏng vấn luôn.

GS: Chuyện nhỏ, Xin mời.

PV: Xin ngài cho biết thực tại của nền kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của thế giới.

GS: Nền kinh tế Việt Nam của các vị đang trải qua giai đoạn khó khăn, điều đó ai cũng có thể nhận ra, tuy nhiên đó lại là nền kinh tế với vô vàn tiềm năng nội tại. Nếu cho tôi quyền, tôi sẽ đảm bảo nền kinh tế của quý vị cất cánh trong khoảng thời gian cực ngắn.

PV: Tôi cũng có theo sát các nội dung của hội nghị, thấy các quốc gia đánh giá triển vọng kinh tế của Việt Nam không cao, gần như tất cả đều có chung nhận định: Việt Nam muốn thoát khỏi khủng hoảng thì cần cải tổ hệ thống ngân hàng, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính…. Đó đều là những yêu cầu mà khó có thể thực hiện trong ngắn hạn, tại sao ngài không đưa í kiến trong hội nghị?

GS: Tôi thành thật mà nói rằng, tất cả các í kiến đó trên lí thuyết là đúng, nhưng đó là dành cho tương lai. Và quan trọng, các í kiến đó xuất phát từ việc mong muốn 1 quốc gia cải tổ để các quốc gia khác cùng hưởng lợi chứ không vô tư như bạn nghĩ đâu. Trên đời này chả ai mong thằng kia phát triển mà tao không được lợi gì.

PV: Nói thế tôi chưa phục, bản thân các quan chức nước tôi đâu quan tâm đến các nước khác mà vẫn lúng túng đó thôi, các giải pháp hiện nay hoàn toàn bế tắc, tiền mặt thiếu hụt trong khi nhu cầu chi tiêu rất lớn.

GS: Thứ nhất, quan chức nước các bạn hiện đang mải mê với những vấn đề thượng tầng đồng thời chưa cá nhân nào dám đột phá trong tư duy để nền kinh tế phát triển. Thứ hai, tiền mặt các bạn không thiếu bởi tổng tiền trong nền kinh tế không đổi, cũng chả có ai vun tiền đốt cả. Vậy Chính phủ thiếu, Ngân hàng thiếu, Doanh nghiệp thiếu, đại đa số dân chúng thiếu thì tiền ở đâu? Tiền vẫn nằm trong dân chúng chứ ở đâu. Nhưng bộ phận cầm tiền này là những nhà đầu tư cá nhân, họ chỉ bơm ra khi có nhu cầu thực sự.

PV: Tôi chưa rõ lắm, ngài có thể giải thích thêm?

GS: Hiện các kênh đầu tư như BĐS, Chứng khoán, sản xuất kinh doanh đều tắc nghẽn, muốn khơi thông phải xây dựng lại niềm tin sau khi trải qua giai đoạn lừa lọc, chộp giật và vô cùng lộm nhộm, đó là một quá trình lâu dài. Gửi Ngân hàng giờ cũng tiềm ẩn rủi ro nên họ cất kĩ những đồng tiền mặt trong két cá nhân chờ thời cơ. Điều đó khiến dòng tiền không được lưu thông nên cảm giác là thiếu tiền. Không có niềm tin thì có cứt tiền.

PV: Vậy ngài có lời khuyên nào đối với chúng tôi?

GS: Tôi rất có cảm tình với đất nước các bạn bởi tôi có dòng máu H’mong chảy trong người. Tôi sẽ gợi í 2 vấn đề mà chả cần phải xây dựng niềm tin gì sất, nếu quý vị thực hiện theo, tôi khẳng định nền kinh tế của đất nước sẽ nhanh chóng thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.

PV: Tôi nghĩ ngài bốc phét. Nếu đạt được như thế, không có lí do gì ngăn cản quan chức nước tôi thực hiện cả. Nhưng thôi, mời ngài đưa ra vấn đề đầu tiên?

GS: Cứ bình tĩnh. Nghe tôi nói đã.
Thứ nhất: Mở cửa và hợp thức hóa CỜ BẠC. Việt Nam lại là nước có tiềm năng to lớn, tôi chưa từng chứng kiến quốc gia nào dân chúng máu cờ bạc như Việt Nam. Tại Hà Nội, không dưới 70% quán nước vỉa hè ghi LÔ, ĐỀ. Dân cá độ bóng đá thì dấm dúi cá độ xuyên quốc gia. Xóc đĩa, Tá lả, chắn cạ, bầu cua tôm cá được chơi bất kì đâu, kể cả vỉa hè. Thậm chí là cộng số của tờ tiền (đầu đít-PV) để ăn tiền nhau. Nhân dân thì máu ăn thua. Thực là kinh khủng và tiềm năng. Nguồn lực này mà được kiểm soát sẽ mang lại những khoản thu kếch xù cho ngân sách quốc gia.

Giờ dẹp hết cờ bạc bất hợp pháp, Nhà nước đứng ra gầy sòng, riêng Hà Nội chỉ cần đặt 100.000 sòng lớn nhỏ, thu bình quân 2 củ/ sòng/ ngày. Sẽ có 200 tỉ/ ngày, 6.000 tỉ/ tháng, 72.000 tỉ/ năm. (Con số 2 củ/ngày được lấy thực tế từ tiền phế chia bài 1 cuộc đánh chắn nhỏ). Đây chưa tính đến tiền ăn thua nếu Nhà nước đứng ra cầm cái.

PV: Nhưng cờ bạc có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với xã hội.

GS: Hệ lụy cục cứt, thế giờ chưa hệ lụy à? Dân chúng vẫn chơi bất hợp pháp, mà nhà nước thì không thu được đồng nào, chỉ béo bọn bảo kê. Thử xem trên thế giới, các quốc gia có nền cờ bạc hợp pháp ngoài sự thịnh vượng thì có hệ lụy gì. Các tệ nạn cướp, giết, hiếp chỉ xuất hiện nhiều khi con người ta bần cùng, điều đó có thể xử lí bằng nguồn thu từ cờ bạc hợp pháp và phân phối lại hợp lí, còn hơn là để tự phát như hiện nay. DKM, Lũ ngu.


PHẦN II: NỀN KINH TẾ MẠI DÂM

Phóng viên (PV): Thực ra vấn đề này không mới, cũng bàn cãi rồi, nhưng trong tình hình kinh tế cấp bách hiện nay, tôi nghĩ các nhà chính sách sẽ có động thái cho vấn đề này. Vấn đề thứ 2 ngài muốn đề cập đó là?


Giáo sư (GS). Thứ hai: Hợp thức hóa có kiểm soát MẠI DÂM.

PV. Từ từ, ngài động đến vấn đề thuần phong mĩ tục của dân tộc tôi rồi đấy.

GS. Chính người Việt Nam đã có câu “Tình dục không nằm trong phạm trù đạo đức”. TSB cái lũ chỉ được cái mồm.
Tại sao lại mở cửa MẠI DÂM? Đó là nguồn thu chứ là cái đéo gì nữa. Mà thu cực lớn chứ không ít. Tôi hỏi anh: Hiện nước anh có mại dâm không? Chả đầy rẫy ra. Ai hưởng lợi? Ma cô, chăn dắt, bảo kê chứ nhà nước thu được xu mẻ nào không? Nên nhớ, những việc không thể cấm thì đừng cấm, hãy đơn giản đón nhận và suy nghĩ đó là một ngành kinh tế tạo sự thịnh vượng.

Khi hợp pháp hóa MẠI DÂM, Nhà nước có thể kiểm soát được dịch bệnh, xã hội sẽ trong sạch hơn, ít ngoại tình hơn bởi nếu ăn bánh trả tiền mà đơn giản thì đàn ông tội đéo gì đi cặp bồ, tốn kém và ẩn chứa rủi ro khôn lường bởi a xít đậm đặc, tống tiền ….
Tôi thích một câu thơ của các bạn: “Thà bị mọc chín cái sừng. Còn hơn bồ báo tin mừng tắt kinh”

PV: Há há, tôi thấy ngài nói cũng có lí, nhưng quay lại vấn đề đạo lí, sẽ nhiều người phản đối vì người Việt Nam chưa quen.

GS: Nói đến đạo lí, đó là khái niệm cực kì trừu tượng. Tôi đã đi vòng quanh thế giới, tại những nơi mở cửa cho MẠI DÂM như Hà Lan, Đức … và gần các bạn là Thái Lan, tôi chưa thấy ai nói họ không có đạo lí cả. Các bạn tránh sự thủ dâm tinh thần mà coi phần còn lại của Thế giới là không văn hóa. Những gì các bà các chị chưa quen thì sau sẽ quen, chứ các ông thì quen quá rồi miễn giải thích.

Các con số thường là khô khan nhưng tôi vẫn trích dẫn ở đây để các bạn biết: Theo thống kê (đéo biết thằng nào thống kê), Việt Nam hiện nay có không dưới 70.000 gái mại dâm chuyên nghiệp, nếu hợp pháp hóa, các bạn có thể khuyến khích chị em làm thêm để có thể lên đến 200.000 gái. Mỗi gái tiếp 2 khách/ ngày. Mỗi khách 500.000 đ/ phát. Vị chi mỗi ngày các bạn sẽ thu từ âm hộ chị em theo tỉ lệ ăn chia 50/50, Ngân khố quốc gia sẽ thu được 100 tỉ/ngày, 3000 tỉ/ tháng, 36.000 tỉ/năm.

PV: Tôi thực sự choáng váng với những con số của ngài, ngài không hổ danh là Giáo sư Âm hộ học. Nhưng tôi cũng không đảm bảo là nhà nước dùng các phương tiện này làm cứu cánh cho nền kinh tế.

GS: Thế cứ chờ các chuyên gia kinh tế của quý vị đưa ra giải pháp đi, chết đến đít mà vẫn còn lí thuyết suông, chỉ có giải pháp này mới hút được tiền từ két của các cá nhân ra đưa vào lưu thông, hiểu chưa? QUÊN SÁCH GIÁO KHOA ĐI. Đó là lời khuyên của tôi. Vì không có thời gian nên tôi chưa phân tích những cái lợi lớn hơn nhiều ăn theo dịch vụ CỜ BẠC và ĐĨ ĐIẾM như du lịch, các sản phẩm phụ trợ, công ăn việc làm….. Thôi, tôi nghĩ thế là đủ, nếu nói nốt chắc các chuyên gia của các bạn hết việc làm. Hẹn gặp lại các bạn vào dịp khác.

PV: Xin cám ơn ông đã dành thời gian quý báu cho chúng tôi.

GS: Không có gì, à mà tôi nói nhỏ này, cái này không đưa vào báo nhé. Tôi ngủ ở khách sạn XYZ, phòng ABC anh tiện rẽ qua bảo lễ tân điều trước hộ tôi một bé bi đến vào 7h tối nay nhá nhá nhá nhá nhá….

SH. Biên live 15.12.2012

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

CÀ PHÊ VỚI BẠN GIÀ





Mình biết lão này mười mấy năm nay, cùng lão chinh chiến trong Nam, ngoài Bắc không biết bao nhiêu lần, thế mà giờ vẫn không hiểu tại sao người như lão lại ngồi ở cái vị trí khá quan trọng của mấy tờ báo chuyên về cướp, giết, hiếp.

Không rõ những người xung quanh nhận xét về lão thế nào. Nhưng quả thật mình thấy lão đáng yêu kinh khủng. Hồi mới quen, đến nhà lão thấy tường treo nhiều tranh, mình buột miệng: Sao anh treo nhiều tranh kiểu này thế, trông xấu bỏ mẹ, rác nhà. Lão lúng búng giải thích đấy là tranh lão vẽ. Lão cũng tâm sự là thích vẽ tranh hơn làm báo.

Nhớ những năm 1998,99, lão dành dụm mua được một cái điện thoại cục gạch, sợ mất, lão mua kèm theo 1 cái dây xích to bằng ngón út, một đầu móc vào điện thoại, một đầu móc vào đỉa quần. Khổ nỗi, cái dây xích chỉ dài khoảng 30cm nên mỗi lần nghe điện lão cứ phải nghiêng người xuống cho vừa cái xích. Lão này cũng buồn cười, chả nhớ số của ai bao giờ, có chuông là bấm đưa lên tai nghe. Biết thế, chị em trong văn phòng cứ nhè lúc lão vào phòng vệ sinh là ngồi ở ngoài bấm số gọi, trong toilet lão vừa đi đái vừa nghiêng người theo sợi dây xích alo alố loạn lên, xong vừa đi ra vừa lầm bầm chửi thằng nào gọi mà không nói gì. Lão ra, người khai mù, hóa ra vì vặn người nghe điện thoại, lão đái ướt hết một ống quần mà không biết. Hihi.

Cách đây 3,4 năm, mình đưa lão đi matxa trong Sài Gòn, vào phòng thay đồ, thấy lão cởi mỗi áo, mặc nguyên quần dài định nhảy vào hồ sục, mình buồn cười quá bảo: "hàng" của anh bị dị tật à? Lão lúng ta lúng túng thú thật là chưa đi matxa thế này bao giờ, thấy mấy em đứng đó nên ngượng. Hehe.

Sáng nay hẹn nhau cà phê, đến thấy lão ngồi sẵn rồi, tóc chải vuốt ngược, áo sơ mi phẳng phiu, ngoài khoác áo vét lịch thiệp. Mình ngạc nhiên quá, không hiểu lão này sao tự nhiên thay đổi thế, chứ bình thường trông lôi thôi lắm, mình đoán chắc có em út nào để í đây, nhưng không tiện hỏi.

Cà phê chuyện trò chán chê, lúc tính tiền đi về, mình quay lại, thấy phía trên của lão thì chải chuốt, bóng bẩy, lại còn có khăn quàng vắt ngang cổ sành điệu. Nhưng phía dưới, chết cười là vẫn quần bò cũ bạc màu, xắn ống thấp ống cao và như thường lệ: khóa quần lão lại đéo thèm kéo lên, trông hở toang hoác. Giời ạ.

S.H.8.12.2012

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

NỖI SỢ HÃI CỦA TRUNG NGUYÊN


Khi Đặng Lê Nguyên Vũ phát biểu về Starbucks là "Nước có mùi cà phê pha với đường". Tôi có cảm giác ông chủ hãng cà phê danh tiếng này do sức ép đã bị chấn thương tâm lí nghiêm trọng.

Một doanh nghiệp liệu có thể xây dựng hình ảnh thành c
ông bằng phương pháp "Lấy số" như những kẻ giang hồ mới vào nghề? Quá dễ dàng để nhận ra phát biểu này của Trung Nguyên nhằm mục đích được coi là Đối Thủ của hãng cà phê khổng lồ Starbucks.

Xét về doanh số, năm 2011, Trung Nguyên chỉ đạt 151 triệu USD so với 12 tỉ USD của Starbucks, đó là khoảng cách quá xa để được coi là đối thủ. Tuy nhiên, lời nhận xét lại có thể khiến người khổng lồ cảnh giác hơn, cẩn thận hơn, khi đó liệu Trung Nguyên có đủ sức cạnh tranh và tiềm lực để chịu được sức ép hay không? Điều đó đã được trả lời trong quá khứ đối với những thương hiệu Việt khác.

Mặt khác, lời phát biểu của ông chủ Trung Nguyên đã lộ ra những mâu thuẫn trong tư tưởng mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã dày công xây dựng bấy lâu nay. Khi nói về Trung Nguyên, Vũ thường nói cà phê không chỉ là cà phê, nó còn là văn hoá, thậm chí lộng ngôn hơn khi nói cà phê Trung Nguyên mang triết lí thẫm đẫm tinh thần dân tộc. Nhưng Vũ lại ngây ngô nhận xét về Starbucks với hàng tỉ khách hàng là "Họ không bán cà phê, họ bán nước có mùi cà phê pha với nước đường". Đó là một nhận xét sai lầm và phiến diện.

Có nhiều đánh giá khác nhau về nhận xét này, với tôi, đó là biểu hiện của sự sợ hãi, cá nhân Vũ đã tạo được một đế chế, vấn đề của Vũ hiện nay là giữ đế chế này tồn tại chứ không phải tham vọng toàn cầu như Vũ hùng hồn tuyên bố. Có lẽ sự thất bại của lĩnh vực khác mà Trung Nguyên đã tham gia như phân phối, bán lẻ, bất động sản đã khiến ông chủ của Trung Nguyên chùn bước.

Kế hoạch, Starbucks sẽ vào Việt Nam trước 2013, với sự chuyên nghiệp, thương hiệu toàn cầu cộng với tài chính hùng mạnh, không quá khó để nhận thấy kết cục đáng buồn cho các hãng cà phê Việt Nam khi mà sự chuẩn bị đối đầu chỉ bằng nước bọt và nỗi sợ hãi.

S.H. 28.11.2012

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

20.11 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. 30 NĂM MỘT CÂU HỎI.

Mình có một thắc mắc âm ỉ treo lơ lửng chưa có lời giải đáp mang trong người 30 năm nay. Mỗi khi đến ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, câu hỏi đó lại văng vẳng vọng về.

Năm 1982, mình học lớp 1 trường Trưng Vương. Ngày ấy, trường chỉ có một cổng, nằm ở mặt đường Hàng Bài chứ chưa chia thành 2 trường cấp I, II như bây giờ.

20 tháng 11 năm 1982 là một ngày đặc biệt với toàn thể các thày cô giáo trên cả nước, bởi đó là năm đầu tiên Nhà nước chính thức quyết định lấy ngày 20.11 làm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Công tác chào mừng được nhà trường chuẩn bị kĩ lưỡng, thông báo cho gia đình học sinh toàn trường trước cả tháng để đến chung vui với các thày cô giáo.

Rồi ngày lễ lớn đầu tiên của giáo viên cũng đến, cờ hoa, kèn trống, phát biểu, chúc mừng hoan hỉ giữa thày cô, học sinh và phụ huynh. Hôm đó không rõ bận việc gì, nhưng bố mẹ mình lại không đến được. Cô Trang chủ nhiệm, một cô giáo nghiêm nghị và xinh đẹp, khi vào lớp có hỏi mình về việc sao bố mẹ em không đến chung vui với các thày cô, mình trả lời em không biết. Và dù là một nhi đồng thối tai học lớp 1, mình vẫn nhận thấy sự không hài lòng trên khuôn mặt cô. Dĩ nhiên, thời đó 20.11 không có quà, hoa và chẳng có phong bì nào cả, chỉ có sự sẻ chia bằng lời nói, ánh mắt, nụ cười.

Hôm sau, đúng tiết học của cô, mót đái, mình xin ra ngoài, nhưng cô không đồng í. Không nhịn được, thằng bé tè dầm ướt hết cái quần mới, kèm theo là lã chã những giọt nước mắt xấu hổ và tủi thân.

Chuyện sau đó cũng đi dần vào quên lãng.

5 năm cấp 1, mặc dù cô vẫn yêu quý mình như các bạn khác trong lớp. Hình ảnh về cô trong kí ức của mình vẫn là một cô giáo nghiêm khắc và hết lòng vì học trò. Nhưng mình vẫn ám ảnh về việc tại sao cô không cho mình đi tè hôm đó.

Liệu có phải do hôm trước bố mẹ mình không đến chúc mừng thày cô hay không?

Câu hỏi có lẽ vĩnh viễn không có lời giải đáp.

SH. 20.11.2012.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

HÀ NỘI DÀNH CHO AI?

Hình ảnh: HÀ NỘI DÀNH CHO AI?

Tôi đã gào lên khi thành phố lát vỉa hè bằng đá cho Hồ Gươm. Trong khi tôi chẳng hề đặt chân lên đó. Tôi hài lòng khi dự án được dừng lại mặc dù nó đang ngày đêm nham nhở bẩn thỉu trước mắt người dân đô thị.

Tôi đã nhiếc móc chính quyền không tiếc lời về dự án bảo tàng mới được đưa ra. Trong khi bảo tàng cũ ở đâu tôi cũng chưa hề đến.

Tôi đã chửi thậm tệ khi chính quyền áp dụng những biện pháp nhằm giảm phương tiện giao thông cá nhân thủ đô. Trong khi chính tôi là người ngày đêm chịu cảnh tắc đường, ô nhiễm, và hiểm họa giao thông luôn thường trực.

Tôi đã nhạo báng, đã hét đến lạc giọng khi …… 
   
Tại sao nhỉ? Tôi là người yêu Hà Nội chăng? Không phải. Thủ đô chỉ là nơi tôi học tập và mưu sinh. Tôi yêu vùng quê nơi tôi sinh ra với gốc đa, bến nước, con đò, với dòng sông bên lở bên bồi, cánh cò trắng trên đồng lúa chín, với mẹ già tần tảo sớm hôm.
 
Tôi được giáo dục để là người có trách nhiệm với xã hội? Dĩ nhiên, nhưng tôi nghĩ không phải, đó chỉ là mớ lí thuyết suông, tôi mong lo được cho thân tôi là tốt lắm rồi. Xã hội là một khái niệm rộng lớn mà cơm áo gạo tiền hàng ngày chưa cho phép tôi ngẩng mặt lên để nhận biết nó.
 
Vậy thì điều gì đã khiến tôi đã trở nên như thế? Phải chăng tôi luôn cảm thấy tự ti khi nghĩ những điều tốt đẹp đó làm ra không dành cho tôi? Nó chỉ dành cho những kẻ nào đó vô hình trong thủ đô rộng lớn này.
 
Tôi căm ghét và đã tưởng tượng ra những kẻ xấu xa tham nhũng, béo ú và giàu có trên mỗi dự án được đưa ra và tôi phải lên tiếng để ngăn chặn điều đó. Tôi ganh tị với những kẻ quần là áo lượt, xe đưa xe đón được tivi chiếu mỗi ngày. Tôi sẽ cảm thấy mình có lỗi khi mọi người cất tiếng còn tôi im lặng.
  
Và cuối cùng, tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, an ủi hơn khi được thóa mạ những kẻ đó. Tôi sung sướng khi dàn đồng ca có tôi tham gia làm những kẻ có trách nhiệm bối rối và dừng lại.
Tôi đói và thỏa mãn. 
Hà Nội không dành cho tôi. 
Tôi là ai? Tôi là Tôi và Tôi cũng có thể là Bạn.    

(Ảnh: Hồ Tam Bạc, Hải Phòng. Cũng là cải tạo bờ hồ cho đẹp nhưng tại sao Hồ Tam Bạc lại được nhân dân thành phố Hải Phòng đón nhận mà Hồ Gươm lại bị báo chí Thủ đô phản ứng như vậy?)

SH.12.11.2012.

HÀ NỘI DÀNH CHO AI?

Tôi đã gào lên khi thành phố lát vỉa hè bằng đá cho Hồ Gươm. Trong khi tôi chẳng hề đặt chân lên đó. Tôi hài lòng khi dự án được dừng lại mặc dù nó đang ngày đêm nham nhở bẩn thỉu trước mắt người dân đô thị.

Tôi đã nhi
ếc móc chính quyền không tiếc lời về dự án bảo tàng mới được đưa ra. Trong khi bảo tàng cũ ở đâu tôi cũng chưa hề đến.

Tôi đã chửi thậm tệ khi chính quyền áp dụng những biện pháp nhằm giảm phương tiện giao thông cá nhân thủ đô. Trong khi chính tôi là người ngày đêm chịu cảnh tắc đường, ô nhiễm, và hiểm họa giao thông luôn thường trực.

Tôi đã nhạo báng, đã hét đến lạc giọng khi ……

Tại sao nhỉ? Tôi là người yêu Hà Nội chăng? Không phải. Thủ đô chỉ là nơi tôi học tập và mưu sinh. Tôi yêu vùng quê nơi tôi sinh ra với gốc đa, bến nước, con đò, với dòng sông bên lở bên bồi, cánh cò trắng trên đồng lúa chín, với mẹ già tần tảo sớm hôm.

Tôi được giáo dục để là người có trách nhiệm với xã hội? Dĩ nhiên, nhưng tôi nghĩ không phải, đó chỉ là mớ lí thuyết suông, tôi mong lo được cho thân tôi là tốt lắm rồi. Trách nhiệm Xã hội là một khái niệm trừu tượng mà cơm áo gạo tiền hàng ngày chưa cho phép tôi ngẩng mặt lên để nhận biết nó.

Vậy thì điều gì đã khiến tôi đã trở nên như thế? Phải chăng tôi luôn cảm thấy tự ti khi nghĩ những điều tốt đẹp đó làm ra không dành cho tôi? Nó chỉ dành cho những kẻ nào đó vô hình trong thủ đô rộng lớn này.

Tôi căm ghét và đã tưởng tượng ra những kẻ xấu xa tham nhũng, béo ú và giàu có trên mỗi dự án được đưa ra và tôi phải lên tiếng để ngăn chặn điều đó. Tôi ganh tị với những kẻ quần là áo lượt, xe đưa xe đón được tivi chiếu mỗi ngày. Tôi sẽ cảm thấy mình có lỗi khi mọi người cất tiếng còn tôi im lặng.

Và cuối cùng, tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, an ủi hơn khi được thóa mạ những kẻ đó. Tôi sung sướng khi dàn đồng ca có tôi tham gia làm những kẻ có trách nhiệm bối rối và dừng lại.
Tôi thỏa mãn.
Tôi đói và mặc cảm.
Hà Nội không dành cho tôi.
Tôi là ai? Tôi là Tôi và Tôi cũng có thể là Bạn.

(Ảnh: Hồ Tam Bạc, Hải Phòng. Cũng là cải tạo bờ hồ cho đẹp nhưng tại sao Hồ Tam Bạc lại được nhân dân thành phố Hải Phòng đón nhận mà Hồ Gươm lại bị báo chí Thủ đô phản ứng như vậy?)

SH.12.11.2012.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

BỆNH NẶNG.

 

BỆNH NẶNG: MẶT XẤU CHÂN TAY SẠCH.

Dĩ nhiên, có gì đáng nói đâu nếu Tổ chức truyền bệnh số 1 - Y tế thế giới không công bố một báo cáo trong đó có nêu: rửa tay là liều vaccine tự chế, đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả, ít chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh.


Mình sinh ra trong một gia đình công chức mẫu mực. Trước cách mạng, bố đạp xích lô, mẹ bán xôi ngô đầu phố. Sau cách mạng, bố đảng viên, mẹ hiền nhất xóm. Nên khả năng thích nghi tương đối tốt với mọi hoàn cảnh. Ăn ngủ đối với mình không có gì phải nghĩ, ăn gì cũng được, ngủ đâu cũng xong.

Nhưng có một tật xấu rất quý tộc mà mình không thể bỏ được.

Đó là rửa tay, một ngày mình rửa tay nhẽ không dưới 3-40 lần. Bất cứ việc gì liên quan đến tay xong mình cũng phải kiếm chỗ rửa. Không có việc gì, 2-30 phút mình cũng ra rửa tay một lần.

Hôm nào đi làm việc vô tình bắt tay một ai đó mà nhiều mồ hôi, xong ngồi luôn vào bàn làm việc thì coi như cả buổi đó bứt rứt không thể nhập tâm được gì, ngoài cảm giác muốn rửa tay. Căn bệnh này cũng khiến mình rất ngại đi đái bậy, chẳng nhẽ đi đái mà cứ đút hai tay túi quần. Nói nhẽ mọi người không tin, nhiều lúc mình thà rỉ mẹ ra quần còn hơn đi đái bậy đấy. :))

Còn nhiều việc khác nữa liên quan đến tay mà không kịp rửa khiến mình rất khổ sở. Mình khẳng định, vứt mình vào chỗ không có nước, chắc mình chết vì không được rửa tay, trước khi chết vì khát.(hehe chém gió vãi đái không).

Nhiều lần muốn cai rửa tay nhưng không thể cai được.

Nhưng giờ đã khác, mình sẽ duy trì thói quen này, rửa tay khiến sức khỏe mình được đảm bảo, tránh được ỉa chảy, vi khuẩn thâm nhập và có đôi bàn tay thật đẹp. Hehe. Mình sẽ khỏe như lực sĩ và cực kì gợi cảm.

SH.30.10.2012

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

FACEBOOKER THỨ THIỆT

 


"Thấy mình đưa ảnh đôi dép FB lên, hãng FB liền cử một PV đến xin phỏng vấn. Tuy nhiên, theo thông lệ
quốc tế, hãng không có phong bì bồi dưỡng, khiến mình rất phiền lòng. Từ chối cũng dở, nói xấu nó xoá địa chỉ của mình thì bỏ mẹ, thôi thì nói lung tung cho nó không biết đường nào mà lần. Hehe."

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Phóng viên FB: Anh hiểu thế nào về mạng xã hội FB?

Songho: À, theo tôi hiểu, đó là một trang web.

PV: Đơn giản vậy thôi sao? Anh bắt đầu chơi FB lâu chưa?

Songho: Thế không là web thì anh bảo nó là cái gì? Tôi chơi FB đến hôm nay được 1 năm và 1 tháng. Tôi được mấy ẻm văn phòng dẫn dắt vào trò chơi này. Tính tôi cả nể, gái nói gì cũng nghe, mới cả thấy gái "hòn trống hòn mái" nó rối tinh lên rồi, nghĩ được gì đâu, nên giờ bị cuốn vào trò mất thì giờ này.

PV: Sau một thời gian anh nhận định về FB thế nào?

Songho: Ban đầu tôi rất khó chịu, ai lại phơi mình ra cho thiên hạ soi mói thế, nó đi ngược lại với bản tính của người Việt Nam kín đáo, khiêm nhường. Nhưng khi tham gia vào tôi thấy nó cũng thú vị, nó như một thế giới rộng lớn không giới hạn và đầy cởi mở. Bản thân tôi, trước đây gần như không có chia sẻ tâm sự với ai, giờ có món này nên cũng hăm hở hỉ nộ ái ố như thằng động cỡn.

PV: Anh còn chia sẻ gì trên đó?

Songho: Tôi đi rất nhiều, Việt Nam tôi đã đặt chân đến hầu như mọi địa danh, quốc tế tôi đã đi gần 20 nước (chém đấy hehe) nhưng quả thực tôi không lưu lại chút hình ảnh nào, cho đến khi có trang FB của riêng mình. Giờ đi đâu tôi cũng kè kè máy ảnh, cảnh đẹp chụp, cảnh xấu chụp, người đẹp chụp, người xấu chụp, ăn chụp, ngủ chụp, thậm chí dép bẩn cũng lôi ra chụp. (xem ảnh hehe).

PV: Anh thích gì nhất trên FB

Songho: Thích nhất nhòm vào nhà người khác mà họ không biết. hehe. Sướng cực. À, thích like nữa, thấy gái xinh like, xấu like, vui like, buồn like.... Like loạn cả lên, thích cực kì.

PV: Vừa rồi tôi nghe anh nói là anh nghiện đến mức độ sáng ngủ dậy, ban ngày thì liên tục, trước khi đi ngủ, đang lái ô tô, lúc uống cà phê, lúc ăn, thậm chí lúc đi ỉa? Hiện nay nhiều người cũng có hiện tượng như anh?

Songho: Vâng, đúng rồi.

PV: Anh quả là một con nghiện nặng, chúng tôi sẽ kiến nghị thằng Giám đốc FB thưởng cho anh.

Songho: Xin lỗi, anh vừa nói về cái gì?

PV: Tôi nói về FB.

Songho: Nhưng tôi nói về thuốc lá.

PV: Ơ Ơ, chúng ta đang bàn chuyện FB cơ mà?

Songho: Anh hỏi tôi nghiện cái gì chứ có nói FB đâu. Tôi là tôi nói: Tôi nghiện thuốc lá.

PV: Chuyện với anh chán bỏ mẹ, đang nói cái này lại sang cái kia. Thôi nhé. Phí thời giờ của tôi. (out)

Songho: Này này, đồng chí …. Mother mày chứ, có thế mà đã block ông mày.

SÍNH NGOẠI


1. SÍNH NGOẠI

Mình quen một cô ẻm rất sính ngoại. Việc gì ở Việt Nam cũng mang ra so sánh với Tây, ở bên Tây nó thế này, ở bên Tây nó thế kia ... mặc dù chỉ tiếp cận xã hội Tây qua vài lần đi du lịch.

Một lần, nghe tin ẻm ốm nặng. Mình qua thăm hỏi, đến nơi thấy mẹ của ẻm đang khóc rưng rức. Hỏi sao, thì thấy bảo không biết bệnh gì mà không thấy nói năng, không chịu ăn uống, chỉ nằm thở dài thườn thượt. Thấy mình vào, ẻm nhìn trân trân rồi mếu máo: Anh ơi, em đi chết đây, em thất vọng quá. Em gặp một thằng Tây nó đánh dắm trong thang máy.

Mình ngớ người: Ơ, hóa ra Tây nó xịn thế mà cũng biết đánh dắm à? Anh biết đéo đâu. Anh cũng tưởng …..

Sau hôm đó về mình ốm 1 tuần. Héhé.

2. GIÁO DỤC KIỂU KHOAI TÂY

Mình sắp già rồi, sướng khổ cũng nếm trải nhiều. Giờ mục đích làm việc cũng không gì ngoài kiếm tiền lo cho con cái đi học trời Tây, chả biết bên đó thế nào nhưng quan chức nước mình đều cho con cái sang đấy cả, nên mình đoán là tốt. Thôi thì voi đú chuột chù cũng cố nhảy disco. Nhưng vừa rồi có người bà con mới ở trời Âu về kể một câu chuyện khiến mình phải suy nghĩ.

Có gia đình người Việt sang đó làm ăn, con cái được học hành ở trường Tây. Một hôm bà mẹ đưa con đi siêu thị, mót đái quá, ngó quanh không thấy ai, bà mẹ ngồi sụp xuống giữa bãi để xe tè một bãi. Đứa con 7 tuổi nhìn thấy hét toáng lên “ Mother làm gì thế, sao lại đái ở nơi công cộng thế. Mother làm tao xấu hổ, tao không chơi với mother nữa” nói xong nó òa khóc, dỗ cách nào cũng không được. Giờ thằng bé 11 tuổi, không mày tao nữa, nhưng vẫn chưa tha lỗi cho mẹ nó tội đái bậy. Hehe, Con với cái, mother nó chứ.

Ông bố bà mẹ nào hay đái bậy chớ có dại gửi con sang Tây học nhé. Héhé.

SH.22.10.2012.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

CÀ PHÊ TRINH NỮ ( Giá bán lẻ 9000 $/kg)

Hình ảnh: Ý TƯỞNG LỚN.

CÀ PHÊ TRINH NỮ nhãn hiệu đã được đăng kí bản quyền bởi SONGHO & Co.

Là người có nhiều liên quan đến Tây Nguyên nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng. Mình thực sự trăn trở trước khó khăn của ngành cà phê, của người dân trồng cà phê.

Hiện nay, 98% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê thô, chất lượng thấp nên mang lại giá trị kinh tế không cao. Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Chục năm trở lại đây, hãng Trung Nguyên đã tập trung cho chiến lược này và mang lại những kết quả thần kì. Một trong những nhãn hiệu nổi bật và giá trị nhất của Trung Nguyên đó là cà phê CHỒN.

Quy trình sản xuất ra cà phê CHỒN khá phức tạp từ việc trồng cà phê, chọn nguyên liệu cho đến phát triển đàn chồn. Trong đó phát triển đàn chồn tương đối kì công và tốn kém.  Tổng số lượng chồn nuôi để tạo ra sản phẩm cà phê CHỒN trứ danh ở Tây Nguyên chỉ vào khoảng vài trăm nghìn con.

Nhận thấy giá trị cao từ việc sản xuất những sản phẩm chất lượng, SONGHO & Co phát minh, sáng chế và đăng kí bản quyền nhãn hiệu cà phê đặc biệt CÀ PHÊ TRINH NỮ, dựa trên nguồn nhân lực sẵn có của Tây Nguyên.
 
Quy trình sản xuất cũng giống như cà phê CHỒN, nhưng ta thay thế CHỒN bằng các cô gái trinh nữ để tạo ra sản phẩm cực kì đặc biệt: CÀ PHÊ TRINH NỮ. 

Theo thống kê, số lượng dân ở Tây Nguyên hiện vào khoảng 6 triệu người, tỉ lệ thiếu nữ từ 6-16 tuổi vào khoảng xấp xỉ 1 triệu. Với lượng lao động dồi dào và chăm chỉ, chúng ta có thể cung cấp cho thị trường Thế giới lượng sản phẩm hảo hạng với giá trị kinh tế cực cao. Đây là một đề án nghiêm túc giải được bài toán lao động, năng suất và kinh tế. Đó là chưa kể lòng tự hào dân tộc của chúng ta được nâng lên tầm cao mới. 

CÁC HÃNG CÀ PHÊ ĐANG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TẠO NHÃN HIỆU XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CÓ THỂ LIÊN HỆ VỚI SONGHO & CO ĐỂ NHẬN NHƯỢNG QUYỀN.

 NGHIÊM CẤM MỌI HÀNH VI SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU “CÀ PHÊ TRINH NỮ” KHI CHƯA ĐƯỢC PHÉP. 

Haha.

SH.15.9.2012


(Nhãn hiệu đã được đăng kí bản quyền bởi SONGHO & Co.)

Là người có nhiều liên quan đến Tây Nguyên nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng. Mình thực sự trăn trở trước khó khăn của ngành cà phê, của người dâ
n trồng cà phê.

Hiện nay, 98% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê thô, chất lượng thấp nên mang lại giá trị kinh tế không cao. Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Chục năm trở lại đây, hãng Trung Nguyên đã tập trung cho chiến lược này và mang lại những kết quả thần kì. Một trong những nhãn hiệu nổi bật và giá trị nhất của Trung Nguyên đó là cà phê CHỒN (Gọi tắt là ..ỒN).

Quy trình sản xuất ra cà phê ..ỒN khá phức tạp từ việc trồng cà phê, chọn nguyên liệu cho đến phát triển đàn ..ồn. Trong đó phát triển đàn ..ồn tương đối kì công và tốn kém. Tổng số lượng ..ồn nuôi để tạo ra sản phẩm cà phê ..ỒN trứ danh ở Tây Nguyên chỉ vào khoảng vài trăm nghìn con.

Nhận thấy giá trị cao từ việc sản xuất những sản phẩm chất lượng, SONGHO & Co phát minh, sáng chế và đăng kí bản quyền nhãn hiệu cà phê đặc biệt CÀ PHÊ TRINH NỮ, dựa trên nguồn nhân lực sẵn có của Tây Nguyên.

Quy trình sản xuất cũng giống như cà phê ..ỒN tức là chọn hạt chín ngon, ăn vào, ỉa ra, sấy khô, xay nhuyễn. Nhưng ta thay thế ..ỒN bằng các cô gái đồng trinh để tạo ra sản phẩm cực kì đặc biệt: CÀ PHÊ TRINH NỮ.

Theo thống kê, số lượng dân ở Tây Nguyên hiện vào khoảng 6 triệu người, tỉ lệ thiếu nữ từ 6-16 tuổi vào khoảng xấp xỉ 1 triệu. Với lượng lao động dồi dào và chăm chỉ, chúng ta có thể cung cấp cho thị trường Thế giới lượng sản phẩm hảo hạng với giá trị kinh tế cực cao. Đây là một đề án nghiêm túc giải được bài toán lao động, năng suất và kinh tế.

Đó là chưa kể lòng tự hào dân tộc của chúng ta được nâng lên tầm cao mới, ghét thằng tư bản nào chỉ cần tặng nó cân cà phê rồi ngồi cười thầm tự nhủ: mày ăn cứt của bố mày là được.Hehe.

CÁC HÃNG CÀ PHÊ ĐANG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TẠO NHÃN HIỆU XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CÓ THỂ LIÊN HỆ VỚI SONGHO & CO ĐỂ NHẬN NHƯỢNG QUYỀN.

NGHIÊM CẤM MỌI HÀNH VI SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU “CÀ PHÊ TRINH NỮ” KHI CHƯA ĐƯỢC PHÉP.

Haha.

SH.15.9.2012

MEXICO 2012




“Đám đông rùng rùng chuyển động, những chiếc đầu lâu lăn long lóc, máu phun thành vòi từ cổ của những thân người cụt đầu đang giãy đành đạch tưới đỏ xuống bậc đá, âm thanh quái gở từ những chiếc kèn trộn lẫn tiếng la hét, tiếng rú rít tạo ra một cảnh tượng kinh hoàng”

Đó là hình ảnh trong một bộ phim nói về buổi tế Thần bằng máu trên kim tự tháp của một bộ tộc thuộc nền văn hóa cổ đại Maya mà tôi được xem cách đây không lâu.

Gần 40 tiếng chờ đợi và bay từ Việt Nam đến Mexico, hành trang tôi mang đến Mexico vào tháng 3/2012 là ám ảnh, là thôi thúc được tận mắt nhìn, tận tay sờ vào những kì quan còn sót lại của một trong những nền văn minh rực rỡ nhất nhân loại. Kim tự tháp của người Maya cổ đại.

Sau hai ngày họp, chúng tôi được ban tổ chức Hội nghị bố trí đi thăm quan. Vượt 500 km bằng ô tô từ thành phố biển Veracruz tới Thánh địa El Tajin, địa danh nổi tiếng với hàng chục kim tự tháp, tượng trưng cho sự phát triển của nền văn minh Maya.

El Tajin được phát hiện vào năm 1785, đây là một trong những thành phố lớn nhất và quan trọng nhất Mexico thời cổ đại. El Tajin phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian 1200 năm đến khoảng 600 năm trước công nguyên. Trong thời gian này rất nhiều ngôi đền và kim tự tháp được xây dựng.

El Tajin được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992 bởi ý nghĩa lịch sử, kỹ thuật và kiến trúc đặc biệt của nó. Các ngôi đền, kim tự tháp mang ý nghĩa đặc trưng của nền văn minh Maya cổ đại, toàn bộ kiến trúc được xây dựng dựa trên sự chuyển động của các hành tinh, các ngôi sao, mặt trời và mặt trăng.

Chúng tôi thật may mắn khi đến đúng vào dịp lễ hội Cumbre Tajin. Một lễ hội văn hoá đặc sắc được tổ chức hàng năm tại Công viên Takilhsukut Tematico liền kề Khu khảo cổ El Tajin. Lễ hội kết hợp những lễ nghi truyền thống của thổ dân bản địa với âm nhạc hiện đại.

Một trong những lễ nghi lâu đời nhất là lễ cầu mùa màng bội thu. Trên đỉnh những cây cột cao vút, năm chàng trai với trang phục dân tộc được gọi là Voladores, nhảy múa, thổi sáo và buông mình xuống với một sợi dây buộc vào cổ chân, sợi dây xoắn vào cây cột từ từ đưa các Voladores xuống đất, trông họ như những cánh chim sải cánh trên bầu trời, đó là một lễ nghi khá thú vị.

Chúng tôi bước vào khu khảo cổ El Tajin khi trời đã tối. Trước khi bước vào khu khảo cổ, chúng tôi phải đi qua một khu vực như Việt Nam gọi là tẩy trần. Theo quan niệm, du khách bước qua đây tinh thần sẽ được thanh lọc và linh hồn bạn sẽ hòa nhập vào với thánh địa linh thiêng này. Suốt cuộc hành trình, chúng tôi được giới thiệu sự hình thành của các ngôi đền, các kim tự tháp, bằng hình ảnh ánh sáng chiếu trên bề mặt các kim tự tháp và bằng các điệu múa dân gian truyền thống. Trong đêm tối huyền ảo, nền văn mình Maya được tái hiện rực rỡ như nó đã từng rực rỡ trong quá khứ.

Phát triển rồi lụi tàn, quy luật của vũ trụ không loại trừ bất kể nền văn minh nào, nhưng những gì còn lại của một nền văn minh cách đây 3000 năm làm chúng ta phải ngạc nhiên bởi khả năng và trí tuệ của con người. Họ đã để lại cho nhân loại những giá trị văn hóa và lịch sử vượt lên không gian và thời gian. Trên tất cả, chỉ có thể nói về nơi đây đó là HUYỀN BÍ VÀ KÌ DIỆU.

SH.4.2012

TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI, CANH GÀ LÀ NƯỚC LUỘC GÀ.

 

(Chuyện mang yếu tố giả tưởng, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật)

Nhân câu chuyện về cô giáo trường Lomonoxop và học trò gây xôn xao và tranh cãi trong dư luận về đúng sai của câu thơ "Canh gà Thọ Xương". Sau khi lễ lạt hương khói songho phối hợp với các nhà ngoại cảm đến tận làng Thọ Xương xưa (nay nằm trong Quận Tây Hồ) mời VONG HỒN người được cho là tác giả lên nói c
huyện.

Để khách quan xin trân trọng công bố đoạn ghi âm cuộc phỏng vấn giữa tác giả đoạn thơ và phóng viên:

Phóng viên: Xin chào cụ. Cụ vẫn khoẻ?
Tác giả: Không dám, chết lâu rồi khoẻ gì nữa, chào anh.

PV: Xin lỗi cụ vì thất lễ nhưng con nhìn cụ không giống nhà thơ. Bởi nhà thơ thời đại con đang sống trông phong thái lắm, đi đứng khoan thai, nói năng như đài cơ ạ, còn cụ thì...
TG: Sư bố anh, chắc anh nói tôi như thằng thuyền chài chứ gì. Anh không phải xin lỗi, Tôi là thằng thuyền chài bảy mươi đời ở cái đầm này rồi, nhà thơ nhà thiếc gì.

PV: Xin cụ cho phép con được đi luôn vào câu chuyện chính bởi thời gian không nhiều. Vừa rồi cụ có thấy hay hắt hơi xỉ mũi bởi người đời nhắc nhiều đến tác phẩm để đời của cụ không ạ?
TG: Bậy nào, ai bảo tác phẩm đó là của riêng tôi.

PV: Ô, thế sao mọi người bảo tác phẩm của cụ? Thế xin cụ kể lại hoàn cảnh ra đời của mấy câu thơ được không ạ.
TG: Được, nhưng kể xong có rượu không? hehe, tôi đùa đấy, có thì tốt, không có cũng không sao. Lát đốt cho tôi ít vàng mã là được.

Chuyện như này:

Vào một buổi chiều như mọi buổi chiều, tôi chuẩn bị thuyền lưới để ra đầm đánh cá thì bà vợ chạy vào báo là nhà có khách phương xa đến xin tá túc.

Thời đó có khách đến nhà là quý lắm, tôi chạy ra thì thấy ba người thư sinh nho nhã và một tiểu đồng mặt mũi sáng láng theo hầu. Tôi cũng hơi bất ngờ vì nhà tôi chưa bao giờ tiếp khách sang trọng như vậy. Tôi chưa kịp định thần thì một người trong nhóm lên tiếng:
“Thưa ngài, chúng tôi là học trò từ miền Trung ra, thấy cảnh đẹp sông nước nên lạc bước tới nơi đây, giờ đã chiều tà, quay về phố thị thì bất tiện nên xin phép gia đình cho chúng tôi tá túc đêm nay”.

Vâng, vâng, chúng tôi rất vui mừng được các anh ghé nhà, mời các anh vào nhà uống ngụm nước cho mát đã. Bà nó ơi, dọn dẹp chỗ cho các anh đây cất đồ rồi làm cơm đãi khách nhé”. Tôi luống cuống tay chân chỉ trỏ, mồm quát tháo vợ inh ỏi.

Bữa cơm chiều diễn ra ven hồ thật thân mật, chúng tôi như những người bạn lâu ngày mới gặp, chén chú chén anh, chuyện trò rôm rả. Cũng nói thêm, hôm đó tôi lôi bình rượu pín hổ ngâm 9 tháng 10 ngày ra chiêu đãi.

Mấy anh thư sinh học trò thấy cảnh thì đẹp, rượu thì ngon nên uống say mèm, tôi cũng biêng biêng cho dù tửu lượng của tôi vào loại tương đối khá.

Một anh có vẻ là anh cả đứng dậy ra khóm trúc cạnh bờ hồ đứng đái, bỗng tự nhiên cất giọng ngâm khe khẽ: GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ. Ngâm xong anh đứng thần một lúc rồi quay lại nói: Hôm nay tức cảnh sinh tình, tôi muốn mỗi anh em ở đây phát biểu một cảm nghĩ ấn tượng của mình để cảm ơn thịnh tình của chủ nhà. Chúng ta là văn sĩ, cảnh, người thế này mà không có đôi câu thì chẳng phí hoài sự học bấy lâu chăng.

Người thứ hai nghĩ ngợi rồi hỏi tôi: Chẳng hay gần đây có nhà chùa nào? Tôi liền nói: Có chùa Trấn Võ. Anh ta nghe xong liền bật lên: TIẾNG CHUÔNG CHÙA TRẤN VÕ.

Anh thứ ba say mềm đang nửa ngồi, nửa nằm húp bát nước vợ tôi bưng ra để giã rượu lè nhè hỏi: Xin hỏi bà chủ đây là món gì mà uống vào tỉnh táo vậy? Vợ tôi nhanh nhảu: Các bác uống nữa em lấy hầu các bác, còn một nồi trong kia, đó là nước luộc gà em vắt thêm ba quả chanh vào, em biết các bác uống rượu em chuẩn bị trước đấy.

Anh say liền nói: Tổ cha, món NƯỚC LUỘC GÀ này sao kì lạ vậy, tôi kết món này nhất, miền Trung quê tôi gọi là canh gà, đúng rồi: CANH GÀ ĐẤT THỌ XƯƠNG, CANH GÀ ĐẤT THỌ XƯƠNG. Nói xong anh ta vật ra chiếu ngáy o o luôn.

PV: Cái gì? Cụ nói lại đi, sao lại nước luộc gà ở đây?
TG: Thế anh nghĩ là cái đéo gì? NƯỚC LUỘC GÀ miền trung gọi là CANH GÀ là đúng mẹ rồi có gì mà phải xoắn lên thế? Trật tự nghe kể tiếp đây.

Anh thứ nhất tiếp tục bảo tôi, đến lượt bác chủ nhà. Chết cha, bảo tôi kéo lưới bắt cá tôi thạo chứ cái đất này tôi thấy có gì hay ho đâu, tôi đang muốn bỏ chỗ này vào trong thị để buôn bán cho đỡ khổ. Anh kia giục, bác cho ý kiến đi. Nghĩ mãi, tôi chợt nhớ hôm nay phải sang làng Yên Thái phục vụ con bồ nhí, có lẽ giờ này nó tắm rửa sạch sẽ nằm dạng háng chờ tôi rồi í chứ. Hihi, kể lại ngại bỏ mẹ, nhưng thật tình, rượu vào rồi là tôi hay nghĩ đến chày cối, tôi buột miệng: NHỊP CHÀY ĐẤT YÊN THÁI. hehe. Dê cụ nhờ, cậu chớ có kể cho ai nghe đấy nhé.

Đấy, hoàn cảnh ra đời của mấy câu nó thế.

PV: Từ từ, cụ đừng thăng vội, hình như cụ kể thiếu về câu cuối.
TG: Câu nào? À, đúng rồi, đó là của thằng cu tiểu đồng, nó ngồi hầu rượu nhưng mắt cả buổi cứ nhìn ra hồ, sau nó xin phát biểu cảm nghĩ một câu đó là câu: MẶT GƯƠNG HỒ TÂY. Thằng cu nhỏ người mà nghĩ lớn hơn cả người lớn. Khá khen, sau không biết nó theo cách mạng không? Nó theo cách mạng nếu không hi sinh chắc làm nên nghiệp lớn.

Đây, tôi tổng hợp lại toàn bộ cho anh nghe lại nhé:

Của anh thứ nhất: Gió đưa cành trúc la đà (rượu say vào nhìn cái gì chả la đà)
Của anh thứ hai: Tiếng chuông chùa Trấn Võ
Của anh thứ ba say rượu: Canh gà (nước luộc gà) Thọ Xương.
Của tôi: Nhịp chày Yên Thái (chày cối nháy nháy nhé)
Của chú tiểu đồng: Mặt gương Hồ Tây.

Sau đó mấy vị thư sinh có bàn bạc tranh luận điều chỉnh khác đi một chút cho vần điệu, hehe, tôi nhớ đéo. Thôi tôi thăng đơi, mệt rồi, nhớ đốt vàng mã nha. Bái bai, bái bai.

Tôi (PV) cũng giật mình tỉnh giấc, xung quanh, mấy nhà ngoại cảm đang dọn dẹp đồ lễ để đi về. Miên man với câu chuyện giữa tôi và người được cho là tác giả bài thơ bất hủ, tôi nghĩ người xưa họ thực tế nhưng có lẽ sau này người đời huyền thoại hoá nên mới xảy ra việc tranh cãi hôm nay.

Theo nghiệp vụ được dạy ở trường, cẩn thận hơn tôi liên hệ với các nhà sử học tìm trong đống thư tịch cổ, chỉ thấy duy nhất từ "Canh gà" chỉ tiếng gà gáy sang canh trong một câu văn của nhà văn Nguyễn Tuân “..Thế rồi nó khuyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên..”. Còn lại toàn bộ từ “CANH GÀ” được chỉ một món ăn khoái khẩu của người Trung Bộ nước ta.

Có lẽ, chúng ta phải tìm hiểu lại kĩ hơn người xưa họ nghĩ gì trước khi đưa ra dạy người nay. Không thể nhét nghĩa hiện đại vào các câu thơ, ca dao, tục ngữ ngày xưa được. Hãy để nó đơn giản như nó vẫn thế, đó chính là hồn nước, hồn sông vĩnh cửu của đất nước vậy.

THE END.

P/S: Trong toàn bộ câu chuyện không thấy tác giả nhắc đến câu "MỊT MÙ KHÓI TỎA NGÀN SƯƠNG". Theo phỏng đoán của Songho & Co, nhẽ câu này của bà vợ, nhưng thôi, quan trọng đéo gì, vấn đề mấu chốt là CANH GÀ xác định được là đủ rồi. :))))))))

SH.14.10.2012

KINH TẾ TRONG GIÁO LÝ NHÀ PHẬT



Lời Songho: Nền kinh tế của chúng ta nói riêng và Toàn cầu nói chung đang phải trả giá và có khả năng sụp đổ bởi áp dụng các học thuyết kinh tế được gọi là kinh điển vào quản lí cũng như điều hành. Các học thuyết kinh tế kinh điển của phương Tây xuất hiện sớm nhất đồng thời với sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản vào thế kỉ 18.

Hiện nay, sự phủ nhận lẫn nhau giữa vô số các học thuyết kinh tế hiện đại
dẫn đến tình trạng mâu thuẫn và đối nghịch trong quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, các quốc gia. Mâu thuẫn sẽ lên tới đỉnh điểm và nổ tung nếu không quay lại và hướng tới những giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi đó là TRÁNH SỰ BẦN CÙNG CỦA ĐA SỐ CHỨ KHÔNG PHẢI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA THIỂU SỐ.

Songho Magazine xin trân trọng giới thiệu bộ sưu tầm lí thuyết kinh tế cổ xưa nhất, dễ hiểu nhất, nhân văn nhất đã xuất hiện hàng nghìn năm: LÍ THUYẾT KINH TẾ TRONG PHẬT GIÁO do các nhà nghiên cứu, các tăng lữ, các phật tự tổng hợp, biên soạn nhằm giúp bạn đọc tìm được kim chỉ nam cho cuộc sống. (SH)

PHẦN I:

KINH TẾ TRONG GIÁO LÝ NHÀ PHẬT

Lâu nay, không ít người cho rằng, Phật giáo chỉ quan tâm đến thoát tục, giải thoát khổ đau, tìm kiếm Niết bàn ở cõi sau hơn là quan tâm đến những vấn đề thuộc về thực tại. Lại nói thêm rằng, không có một tư tưởng kinh tế đáng kể nào trong giáo lý Phật giáo. Suy nghĩ như thế là thiên kiến, vì Đức Phật đã dạy, nếu chúng ta sống với Chánh kiến thì sẽ có hạnh phúc, an lạc ngay tại đời này.

Trong kinh Phật không có một chương riêng biệt nào nói về kinh tế như các vấn đề khác, vì thế, chúng ta phải đọc và nghiên cứu nhiều bộ kinh khác nhau, tìm những gì liên quan, có đề cập tới kinh tế, sau đó kết nối chúng lại thành một hệ thống phù hợp với tinh thần Phật giáo.

Đoạn kinh ngắn dưới đây về lời dạy của Đức Phật đã bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho một người nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được như sau: Nên chia số tiền mình có được thành bốn phần, một phần dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lợi, và phần còn lại hoặc để dành hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy bằng ¼ số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần ¼ số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống tạm ổn (1).

Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (xa hơn nữa là tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển thì chỉ cần ¼ tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn 5 nhu cầu thiết yếu trên.

Phần thứ tư của tổng thu nhập dùng để tích lũy hay tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh, đặc biệt là đau ốm thình lình xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy về 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh là: Đam mê các loại rượu, du hành đường phố phi thời, la cà đình đám hí viện, đam mê cờ bạc, giao du ác hữu, quen thói lười biếng.

Trong đó nguyên nhân thứ sáu có liên quan trực tiếp đến việc gầy dựng tài sản. “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc; ‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gầy dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao” (2).

Hay trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật hỏi các vị Tỳ kheo về sự bần cùng, nghèo khổ và hậu quả của chúng: “Này các Tỳ kheo, những người thế tục lang thang không thích sự nghèo đói?
Chắc chắn rồi, thưa Thế Tôn.
Và những người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần cũng không mong muốn điều đó xảy ra?
Dạ vâng, thưa Thế Tôn.
Và những người mắc nợ, mượn tiền cũng không mong điều đó chứ?
Dạ đúng như thế, thưa Thế Tôn.
Và đến kỳ phải trả nợ, họ không đủ khả năng để trả, bị ép bức, đánh đập, họ có mong muốn điều bất hạnh này xảy ra không?
Chắc chắn là không rồi, thưa Thế Tôn” (3).

Theo Phật giáo, chính sách phát triển kinh tế dựa trên 4 nguyên tắc quan trọng sau:
- Những thứ có liên quan tới sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp phải được cung cấp cho người dân như: hạt giống, gia súc, phân bón, đất canh tác, nước tưới tiêu, dụng cụ v.v… Nói tóm lại, rất cần những hoạt động hỗ trợ sản xuất như vậy của nhà nước.
- Khuyến khích giao thương buôn bán vì chúng mang lại lợi nhuận cho đất nước. Nhà nước phải giám sát sự giao thương buôn bán này để có thể bảo vệ lợi ích của người lao động và người tiêu dùng.
- Những quan chức cũng như các chuyên gia phục vụ đất nước phải có những chế độ đãi ngộ thích đáng như lương bổng, thăng chức, nghỉ phép, khích lệ hay những đặc quyền khác để họ phấn đấu cống hiến hết sức mình cho công việc. Không được tạo điều kiện để họ tham nhũng, hối lộ cũng như bỏ bê công việc của mình.
- Nhà nước nên ủng hộ và khuyến khích mọi người tham gia vào các lĩnh vực phát triển tinh thần (4).

Sự phát triển kinh tế bao hàm việc hoạch định kỹ lưỡng những dự án để mang lại lợi nhuận cao. Có 4 đặc điểm nên được áp dụng một khi chúng ta lập một kế hoạch kinh doanh hay thực hiện một dự án:
- Có năng lực và nghị lực.
- Có sự thận trọng.
- Hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Cuộc sống được cân bằng (5).

Đức Phật đã giải thích bốn đặc điểm này cho một thương gia, khi ông hỏi Đức Phật về cách để phát triển sự nghiệp của mình. Có năng lực và nghị lực nghĩa là bất cứ một chức nghiệp gì như nông dân, công nhân, thương nhân v.v… chúng ta phải có tay nghề và cần cù sáng tạo, siêng năng không để công việc trì hoãn.

Sự thận trọng là đặc điểm thứ hai, giữ gìn tài sản của mình không để tổn hao một cách không cần thiết. Của cải kiếm được từ “sự siêng năng cần cù, vượt qua khó khăn, đổ mồ hôi nước mắt. "Chúng ta phải bảo vệ và tiết kiệm. Luôn đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn, lũ lụt... Của cải dành dụm được có thể tiêu tan vì những thú vui đam mê sau: Quan hệ bất chính với phụ nữ; Nghiện rượu chè, ma túy; Đam mê cờ bạc; Kết thân với những kẻ bất chính, không đạo đức". Như một hồ nước bốn bề có đê chắn.

THÍCH HUỆ PHÁP

VÍ CÓ ĐƯỢC GỌI LÀ VÍ?





Trên bàn, trong khi một doanh nhân đang được một nhà báo phỏng vấn về những chính sách vĩ mô, an sinh xã hội, công ăn việc làm cho người lao động, đôi lúc câu chuyện còn đệm thêm những vấn đề toàn cầu như tranh cử Tổng thống Mỹ, hạt nhân Nam Bắc Triều Tiên, tranh chấp thương mại Trung Nhật. Thì ở dưới đít, hai chiếc ví của hai người cũng bắt chuyện với nhau.

Ví Nhà báo (VNB
): Này thằng béo ị kia, hình như tao nghe thấy tiếng bụng mày sôi ùng ục.

Ví Doanh nhân (VDN): Đúng cmnr. Đang đói. Sao tai mày thính thế?

Ví NB: Tao tưởng bụng tao, vì bụng tao cũng đang sôi lên đây, mà sao tao trông mày dầy ự, bóng bẩy, hoành tráng, no đủ thế cơ mà?

VDN: Có đéo gì trong bụng đâu, toàn thẻ đấy. Mày thích tao cho mày luôn. Nào thì thẻ VIP mát xa, thẻ khuyến mại siêu thị, thẻ VIP điện thoại, thẻ máy bay khách sạn …. nhưng có đổi được tiền để cho vào bụng đéo đâu mà chả sôi sùng sục.

VNB: Thế cơ à, tao tưởng mày lúc nào cũng no đủ chứ, thế mày khác đéo gì tao.

VDN: Trông thế thôi, tao mong ước được như mày đấy, mà mày cũng dầy kém gì tao đâu.

VNB: Hehe, ví tao cũng toàn thẻ chứ kém gì mày đâu, này thì thẻ nhà báo, này thì thẻ hội viên hội nhà báo, thẻ Đảng viên.. à mà tao cũng có mấy thẻ giảm giá bia hơi nữa đấy. Nhưng cái quan trọng nhất là tiền cho vào mồm thì cũng …. cháy. Dân gian gọi là cháy ví í.

VDN: Đấy, đói thối mồm mà hai sinh vật người kia vẫn ngồi chính sách với chính seo, kiến nghị này, kiến nghị kia, chê thằng này, chê thằng kia. Tao biết thừa, chém gió đấy, thằng chủ tao đang lo bỏ mẹ làm thế nào mà trả lương cho cán bộ chứ không thì làm ăn đéo gì nữa.

VNB: Nhưng dù gì thì mày cũng hơn tao, mày lúc này đói lúc kia no, tao thì đói kinh niên rồi. Lương thằng người kia vừa nhận vợ nó đã lột, thỉnh thoảng hội nghị này, hội nghị kia, tao cũng thấy có cái phong bì. Nhưng tao có được xơ múi gì đâu, thằng nhà báo này Đảng viên nhưng mà tốt, được tí là alo bạn bè ra cà phê cà pháo, bia bọt bét nhè xong xé phong bì thanh toán còn thiếu bỏ mẹ chứ có cho tao ngửi đâu. Tao chán cảnh này lắm rồi.

VDN: Hơn con kẹc. Nhưng tao thực sự cảm thông với mày. Chủ tao, thời buổi khủng hoảng kinh tế này, đít nó tao ở cạnh suốt còn đéo thấy thối nữa là tiền, làm ra bao nhiêu thằng ngân hàng nó xơi sạch trước khi về đến tài khoản chứ chờ mà về được đến ví. Tao cũng chán cảnh cơ cực này lắm mày ạ.

VNB: Thôi đừng kêu gào nữa, chấp nhận cái số hẩm hiu này đi. Người ta thường quan niệm ví để đựng tiền, nhưng ví thằng doanh nghiệp với ví thằng nhà báo đéo để đựng tiền thì gọi là gì nhỉ?

Thôi thì cứ gọi mẹ nó là cái THÙNG RỖNG KÊU TO đi cho rồi.

SH.10.2012

BẢNG CHỈ ĐƯỜNG



"Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật"
Giải nghĩa đoạn văn tự nằm ở câu chuyện dưới đây. Mời đọc và suy ngẫm. Dĩ nhiên, ngại nghĩ thì đừng đọc.

BẢNG CHỈ ĐƯỜNG

Ngôi chùa ở cách xa đường cái quan, tận cùng trong một thôn xóm hẻo lánh, nên khách thập phương đến viếng chùa thường bị lạc đường, vì lối vào chùa là một con đường có nhiều ngã ba.

Theo lời thỉnh cầu của khách thập phương, Sư Trụ trì cho cắm bảng chỉ đường tại lối rẽ vào chùa. Từ khi có bảng chỉ đường, số người lạc đường lại tăng lên gấp bội, ngay cả những người đã đến chùa nhiều lần. Sư trụ trì rất ngạc nhiên nên âm thầm tìm hiểu. Thì ra các chú tiểu tinh nghịch đã thừa lúc vắng người, đem bảng chỉ đường cắm sang lối khác.

Trụ trì liền mang tấm bảng chỉ đường về chùa cất.

Tấm bảng chỉ đường vẫn còn đó, chữ đẹp và khắc rõ ràng trên nền gỗ còn mới. Nhưng lại bị một bàn tay chơi xấu hướng về một lối đi sai ... thì phải được dẹp bỏ gấp. Vì chẳng những nó đã không làm tròn bổn phận, mà còn làm sai lạc cho những người quen lối nữa. Trong trường hợp này, duy trì bảng chỉ đường là một điều ngu xuẩn, chư vị có thấy như thế không?

Vậy thì chư vị đã hiểu rõ tại sao tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, người khai đường cho Thiền Tông đã tuyên bố: "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Thiền Tông không câu nệ vào văn tự kinh điển. Kinh điển giống như những tấm bảng chỉ đường, đẹp và rõ ràng thật đấy ... song đã bị những bàn tay tinh nghịch đổi chỗ mất rồi ... thì đành phải "Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm” vậy.

(Những mẩu truyện hay của Phật giáo)
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

BUỒN NGỦ



Làm tí thơ thẩn cho đỡ buồn ngủ nào:

- Trên trời mây trắng như mây.
- Ở dưới cánh đồng bông trắng như bông.

:))))))))

Hình ảnh được chụp trên chuyến bay VN 1140 SG ra Hà Nội ngày 1/10/2012 từ độ cao 10847m (chính xác). :))

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÂN NGUYÊN

Hình chỉ mang tính minh họa
Thượng tọa Thích Thông Luận, trụ trì Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên hay còn gọi là chùa Khỉ ở núi Kì Vân, Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu. Thượng tọa từng đi 15 nước trên thế giới để giảng về Phật pháp. Đó là một vị sư với kiến thức uyên bác, đi nhiều, hiểu rộng và rất đời. (Ảnh)

Cơ duyên, tôi gặp Thượng tọa tại Phan Thiết vào ngày cuối cùng của tháng 9/2012, sau một đêm trắng ngồi đàm đạo với Thượng tọa về quá khứ, vị lai và hiện tại. Biết tôi ở Hà Nội vào, quý mến, sáng hôm sau Thượng tọa mời theo xe về thăm Thiền Viện nơi thày Trụ trì cách Phan Thiết 180 km.

Lạc bước nơi đây, không gian tu hành hòa quyện với thiên nhiên hùng vĩ khiến tôi thấy nhỏ bé và thanh thản. Tòa Chính điện được xây dựng nằm dưới dãy núi Kì Vân, sau lưng tòa Chính điện là những tảng đá với nhiều hình thù như đầu rắn, đầu rùa… Những tảng đá được khắc chữ như những bức tranh thủy mặc khổng lồ với Thần và Ý mang đậm sắc màu Phật giáo. Thấp thoáng trong rừng là những chiếc am nhỏ bằng gỗ đơn sơ dành cho các vị sư đang tu hành tại đây.

Điểm đặc biệt nhất nơi đây là sự xuất hiện của hàng trăm con khỉ, có lẽ vì thế nên gọi là chùa Khỉ chăng? Lữ khách lên chùa thường mang theo hoa quả, chuối và các thức ăn khác cho khỉ nên chúng tỏ ra hiền lành và thân thiện với người. Theo Thượng tọa Thích Thông Luận, gần đây, hiện tượng săn bắt trộm xảy ra khiến đàn khỉ dần trở nên ít ỏi. Nếu không có phương án bảo tồn, đến một lúc nào đó, phật tử đến đây sẽ không còn gặp những chú khỉ thân thiện này nữa.

Sau bữa cơm chay giản dị, tôi lăn ra hành lang Thiền viện ngủ, lẫn trong giấc mơ trưa văng vẳng tiếng chuông chùa, tôi thấy mình trở về thủa ấu thơ với những buổi nghỉ học chui vào chùa Quán Sứ nhặt hoa đại, xem cá vàng và nghe các vị cao tăng tụng kinh niệm Phật.

Thời gian không dài nhưng đủ để tôi lần đầu tiên trong đời cảm nhận khoảng khắc tĩnh lặng nhất, trọn vẹn nhất không gian của Phật giáo, cảm giác mà giữa cuộc sống bộn bề này không biết bao giờ mới gặp lại.

SH.1/10/2012
— tại Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên - BRVT.

LÃNH TỤ và THÁNH TĂNG


 
Khi nghe câu chuyện về những nhân tài của đất nước, lúc sinh ra, tiếng nói đầu đời gọi bố mẹ là ĐỒNG CHÍ. Tôi cho đó là câu chuyện nhảm nhí. Nhưng khi báo chí đưa tin dưới đây, tôi nghĩ tôi đã sai. :))
Lãnh tụ hay Thánh tăng thì đều có sẵn căn số trong bụng mẹ chứ không phải cố gắng mà thành. Điều đó cũng có nghĩa khi không thành công trong việc gì, đừng tự trách mình, trách người mà hãy đổ tại số
phận cho nó lành. Hehe. Dép guốc còn có số nói gì người.
_______________________________

Biểu hiện của Thánh tăng:

"Chú tiểu Thích Chân Tâm sinh ngày 13/6/2006, là con trai một của gia đình Phật tử Chân Thắng và Chân Hương sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin cho thấy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi mở mắt chào đời, Chân Tâm đã có những biểu hiện kỳ lạ khác thường so với những trẻ khác.

Nhiều người truyền tai nhau, khi chị Chân Hương - mẹ của chú tiểu mang thai thì người mẹ này chỉ thích ăn chay, đi chùa và tụng kinh niệm Phật…

Ngày Chân Tâm chào đời, mắt chú mở thay cho nhắm nghiền như những đứa trẻ khác. Hơn thế nữa, lúc chú sinh ra, tay để ở tư thế “Ấn tam muội”, hai tay bắt vào nhau, là một trong những tư thế của các chư tăng, phật tử hay thực hiện…"

Biểu hiện của Lãnh tụ:

"...Cậu thông minh từ bé. Song thân, ông bà thử bằng cách bày đồ vật trên bàn để cho chọn. Cậu tay phải chọn con dấu của phụ thân, tay trái cầm thẻ tín dụng visa của phụ mẫu. Gia đình đoán con mình sau này tất sẽ giữ tay hòm chìa khóa ngân khố quốc gia. Dặn gia nhân trong nhà giữ kín không cho ai biết.

Cậu biết nói rất sớm, tiếng nói đầu đời không gọi song thân là bố mẹ mà gọi là ĐỒNG CHÍ. Ai cũng lấy làm lạ. 4 tuổi đã biết đánh vần, sang tuổi thứ 5 trình độ ngoại ngữ tiếng Ăng lê giỏi đến độ nghe hiểu chương trình Cartoon Network, phân biệt được chuột Mickey với thủy thủ Popeye khác nhau như thế nào. Năm lớp 2 học xong phép nhân chia, cộng trừ thành thục. Trí tuệ mẫn tiệp vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa...."

____________________________________

P.S: Ảnh và một số thông tin trong bài được lấy từ Internet. Hehe, của ai mình biết đéo đâu.

KÍ ỨC PHAN THIẾT

 

Tôi lần đầu đến Phan Thiết năm 1983, kí ức lần ấy còn lại chỉ là những đồi cát, bãi biển ăm ắp thuyền bè và những thùng làm mắm xếp hàng tăm tắp ngoài sân vườn. Hình ảnh hai ông bà dắt một thằng nhỏ Bắc kì men theo triền dốc xuống bãi biển mỗi buổi chiều tà có lẽ là hình ảnh duy nhất còn lại trong tôi về ông bà - cậu ruột của bố tôi.

Ông trẻ tôi, theo dòng người Công giáo di cư vào Nam những năm
54, gặp và cưới bà, người phụ nữ của vùng đất biển Phan Thiết. Nghe kể, ông là người đàn ông phong lưu, giao thiệp rộng, đi nhiều, hiếm khi ở nhà. Chính vì thế, bà trẻ với nghề làm mắm, một mình tần tảo nuôi dạy đàn con 7,8 người khôn lớn trưởng thành.

Ông mất, tôi không vào để viếng ông được, bởi lúc đó còn quá nhỏ. Những năm gần đây, năm nào tôi cũng đi qua Phan Thiết ít nhất một lần nhưng chưa có dịp rẽ vào thăm mộ ông, bởi bà và các cô chú, người đã định cư ở nước ngoài, người thì sinh sống tại Sài gòn.

Ngày mai, tôi trở lại Phan Thiết để dự đám tang bà, vô cùng tiếc thương bà, một đời vất vả cho con cháu được ngày hôm nay, cầu mong bà yên nghỉ thanh thản dưới đồi cát vàng và những tiếng sóng biển hiền hòa.

SH. Hà Nội 27/9/2012.